- Back to Home »
- Tôi đã học tiếng Anh như thế nào? »
- Những cảm nhận tâm đắc về học tiếng Anh - Lưu Diệc Đình
Posted by : Unknown
26 tháng 9, 2013
Bài viết dưới đây được trích dẫn từ một quyển sách nổi tiếng "Em phải đến Harvard học kinh tế" - kể về quá trình trưởng thành của chị Lưu Diệc Đình - Cô gái người Trung Quốc đã xuất sắc dành được học bổng toàn phần của Đại học Harvard (Mỹ) khi chỉ mới 18 tuổi. Đóng góp không nhỏ vào quá trình xin học bổng của chị ấy chính là khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo cả 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Chúng ta cùng xem chị ấy chia sẻ về việc học tiếng Anh của mình như thế nào nhé!
1. Tố chất tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả học tập
Cổ nhân
nói: “Hai bên đánh nhau, người có dũng khí sẽ thắng” ; câu nói này cốt nhấn mạnh
yếu tố tâm lý tốt sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn đến hiệu quả. Điều này với cách nhìn
của tâm lý học hiện đại cũng rất tương hợp. Bạn có thể phát hiện thấy, mặc dù mọi
người đều học trong cùng một phòng học, chịu sự giáo huấn của cùng một thầy
giáo, thậm chí trí tuệ cũng gần giống nhau, nhưng hiệu quả học tập lại rất khác
nhau. Những người “rơi xuống yếu kém” chính là do tố chất tâm lý khác thường
gây nên.
Làm thế nào
để điều chỉnh trạng thái tâm lý của mình được?
Đầu tiên, cần
phải giữ vững thái độ ổn định và tích cực đối với ngoại ngữ trong một thời gian
dài. Ở đây có thể phải quy tụ vào hai chữ “hằng tâm” (bền chí). Có điều đó sẽ
như tằm ăn lá dâu, từng miếng, từng miếng một, bền bỉ cho đến khi đạt mục tiêu.
Sau là, còn
phải có năng lực tự khép mình vào một kỷ luật nhất định. Đến thời điểm ôn tập
nhưng không ôn tập, để quên quy luật đã vô tình nuốt đi một phần thành quả ghi
nhớ của bạn. Hoạt động ngoại khóa bị thiếu, không thu xếp bù lại, lỗ hổng kiến
thức càng lớn thêm. Cho nên cần phải có năng lực tự khép mình vào quy luật, bắt
buộc mình phải vận động theo nguyên tắc khoa học.
2. Nhìn, viết, đọc, nghe, thuộc. Luyện
tập đều sẽ đạt được hiệu quả cao
Nói chung,
mọi người học tiếng Anh đều có những biện pháp của riêng mình, có người chỉ
thích luôn miệng đọc to, có người lại thích vùi đầu xem bài đọc, có người không
viết thì không nhớ được, có người không nghe thì không học được gì. Những
phương pháp đó tuy đều có một tác dụng nhất định nhưng khoa học ghi nhớ qua những
thực nghiệm đã chứng minh rất chính xác: vận dụng tổng hợp mắt, tai, miệng lưỡi
mới có thể lưu giữ được nhanh và sâu những ấn tượng không thể phai mờ trong vỏ
não. Học ngoại ngữ đặc biệt phải vận dụng tổng hợp mọi loại cảm quan, nếu không
sẽ làm cho môn học trở thành “ngoại ngữ tàn phế”, ví dụ như “ngoại ngữ câm” – mắt
nhìn mà miệng không nói được, hoặc “ngoại ngữ điếc” – mới nghe đã phát hoảng,
hai tai ù đặc.
3. Từ đơn “sống” và từ đơn “chết”
Chúng ta
thường nghe ai đó hùng hồn: chỉ đọc một hơi là đọc thuộc quyển từ điển mười mấy
nghìn, thậm chí mấy vạn từ, cho rằng như thế có thể giải quyết dễ dàng vấn đề số
lượng từ đơn. Nhưng thật không may là những người làm như thế phần lớn đều thất
bại. Đọc thuộc nhiều lần từ đơn vẫn chưa “cắm rễ” được vào não, nếu không quên
ngay thì cũng sẽ trộn lẫn thành một mớ hổ lốn. Là vì cái mà họ học thuộc đều là
những từ đơn “chết”, đã thoát li ra khỏi câu và bài khóa. Đại não khó có thể có
được một ấn tượng gì khi ghi nhớ theo kiểu này. Nhà tâm lý học nổi tiếng
Ibeanhouse đã từng lấy bản thân mình làm thực nghiệm đối chiếu kết quả: ghi nhớ
18 âm tiết có ý nghĩa chỉ cần 9 lần, nhưng ghi nhớ 18 âm tiết không có ý nghĩa
phải mất 80 lần. Không những thế, chỉ cần học đơn độc từ “chết” sẽ rất khó nắm
vững cách dùng linh hoạt của nó trong câu, do vậy dù có nhớ được một số từ “chết”,
những từ ấy cũng chỉ thuộc vào lớp “nhân sỹ vô tích sự” mà thôi.
Làm thế nào
để từ “chết” hồi sinh?
Biện pháp của
tôi là học thuộc bài khóa. Bài khóa không chỉ hạn chế trong sách giáo khoa, có
thể là bản thảo bài giảng, bình luận tin tức, tản văn.... Tóm lại là những bài
văn có thể đem những từ đơn lạnh lẽo biến thành những câu chuyện sinh động.
Trong quá trình học thuộc những đoạn văn hoàn chỉnh, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ
không ngừng kích hoạt những từ đơn được ghi nhớ lại, cách dùng của nó cũng tự
nhiên đi vào cốt tủy. Trên thực tế, những từ đi vào cốt tủy này sẽ hình thành
“ngữ cảm”, rất quan trọng trong việc học ngoại ngữ.
4. Bố trí khoảng cách ôn tập hợp lý, có
thể tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất
Tiếng Anh
là một môn học có lượng ghi nhớ rất lớn, ghi nhớ hữu hiệu là một vấn đề then chốt.
Nhà khoa học nổi tiếng Mao Dĩ Thanh là một người ghi nhớ rất siêu việt. Người
ta hỏi ông về bí quyết ghi nhớ, câu trả lời của ông là: Lặp lại! Lặp lại!
Lặp lại được
người ta xem là bà mẹ của sự học tập. Không lặp lại, tri thức nhớ được theo thời
gian sẽ bị chi phối do “hiệu suất quên”, không bao lâu sẽ chỉ còn lại “cơm thừa
canh cặn” mà thôi.
Các nhà tâm
lý học phát hiện: thời gian giữa hai lần ôn tập, dù là ít nhất cũng không được
dưới 30 phút, nhưng phải ít hơn 16 tiếng đồng hồ. Là vì trong tình huống khi ta
vừa nhớ chắc được một loạt từ đơn, nếu trong 30 phút nữa đã bắt đầu ôn, không
những không nâng cao được hiệu quả ghi nhớ, trái lại còn hình thành sự quấy nhiễu
đối với quá trình sinh lý củng cố nội dung ghi nhớ vốn có của đại não, thật là
lợi bất cập hại. Còn nếu sau 16 tiếng đồng hồ mới ôn tập thì số từ bị bỏ quên
tương đối nhiều, gây uổng phí công sức.
Giống như
không hiểu văn hóa Trung Quốc, sẽ không lý giải được các câu “Trung dung chi đạo”
(đạo trung dung), “Mạc thủ thành quy” (Khư khư giữ lấy lề thói cũ); không nắm
được thường thức văn hóa phương Tây, rất khó giải thích thế nào là “This is my
Waterloo!” (Ám chỉ một lần thất bại cay đắng của ai đó) – Waterloo là trận đánh
nổi tiếng nhất và cũng đánh dấu sự thất bại của cuộc chiến tranh Napoléon;
“lobbyist” (người vận động hành lang) – là loại người nào (ở đây ám chỉ người
hoạt động bên ngoài nghị viện, có tác động lớn tới các chính sách của nghị viện
– thường là các chính khách hay luật sư).
Do đó, nếu
muốn học sâu, rộng tiếng Anh, cần phải xem đây không chỉ là một ngôn ngữ mà còn
là một bộ môn văn hóa. Theo tôi nghĩ, trên quan điểm này mà xét, việc học tiếng
Anh là một công việc có sức hấp dẫn kỳ lạ.