Posted by : Unknown 18 tháng 8, 2013

Trong tiếng Anh có hơn 250.000 từ vựng, nhiều hơn hẳn với đa số các ngôn ngữ khác. Việc học và nhớ từ mới như thế nào là một vấn đề mà rất nhiều bạn trẻ học ngoại ngữ gặp phải. Sau đây, Trung tâm Anh ngữ BBC xin được gửi tới các bạn một bài viết hay nói về các chiến lược giúp bạn ghi nhớ từ vựng nhanh hơn, nhiều hơn và lâu hơn.

Để học một từ mới, đầu tiên dĩ nhiên là bạn phải nhìn thấy từ đó. Vì vậy, bạn phải đọc tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Cách nâng cao vốn từ vựng hay nhất là đọc thường xuyên. Càng đọc nhiều thì bạn gặp càng nhiều từ vựng và càng gặp nhiều từ vựng thì bạn học được càng nhiều hơn.

Một khi đã có thói quen đọc, bạn có thể xây dựng vốn từ của mình một cách có hệ thống bằng cách làm 5 việc sau:

1.    Phân tích các thành tố từ
2.    Nhận dạng các hình thái ngữ pháp
3.    Nhận dạng họ từ
4.    Tự tạo từ điển cá nhân
5.    Viết nhật ký đọc hàng ngày


I.              Phân tích các thành tố từ

Nhiều từ tiếng Anh có các tiền tố, căn tố và hậu tố từ tiếng Hy Lạp hay La tinh. Bạn có thể nhanh chóng mở rộng vốn từ của mình bằng cách ghi nhớ một danh sách các thành tố này. Ví dụ, tiền tố là một thành phần đứng đàu một từ, như tiền tố pre- đứng đầu từ prefix. Tiền tố pre- có nghĩa là đứng trước. Một khi đã biết nghĩa của tiền tố này, bạn có thể dùng nó để hình dung ra nghĩa của một từ mới cùng tiền tố, ví dụ như predetermine, predict, predecessor.
Xem các ví dụ sau:

Tiền tố
Re-
Diễn ra lần thứ hai
Căn tố
circul
Xung quanh
Hậu tố
-tion
Hành động
Từ
recirculation
Sự quay vòng, sự tuần hoàn

Tiền tố
Re-
Diễn ra lần thứ hai
Căn tố
gener
Sinh ra
Hậu tố
-tion
Hành động
Từ
regeneration
Tự tái sinh

Tiền tố
Re-
Diễn ra lần thứ hai
Căn tố
loc
Địa điểm
Hậu tố
-tion
Hành động
Từ
relocation
Di chuyển đến một chỗ khác

Nhờ hiểu được nghĩa của tiền tố re- là nữa, lại, bạn biết được bất cứ từ gì bắt đầu bằng re- đều có nghĩa là có cái gì đó lại xảy ra. Những học viên nắm được tiền tố, căn tố và hậu tố thông dụng nhất sẽ nhận thấy vốn từ vựng của mình tăng lên rất nhanh.

II.            Nhận dạng các hình thái ngữ pháp

Làm quen với các hình thái ngữ pháp của từ giúp bạn tăng cường từ vựng. Các hậu tố sẽ giúp bạn nhận biết nghĩa của từ và vị trí ngữ pháp của từ đó trong câu. Những hậu tố này sẽ cho bạn biết đó là danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ.

Các đuôi danh từ thường gặp:

-tion                 competition
-ance               deliverance
-ence               independence
-ent                  government
-ism                 Buddhism
-ship                friendship
-ity                   community
-er                    teacher
-or                    doctor
-ee                   attendee

Các đuôi động từ thường gặp:

-ize                  memorize
-ate                  refrigerate
-en                   lengthen

Các đuôi tính từ thường gặp:

-y                     happy
-ous                 mountainous
-ious                serious
-able                capable
-al                    musical
-ic                    athletic
-ful                   beautiful
-less                 careless

Các đuôi trạng từ thường gặp:

-ly                    quickly

Học về các hình thái ngữ pháp sẽ giúp bạn nhận dạng mục đích của nhiều từ. Khi nhận ra được đuôi từ, bạn sẽ hình dung ra được nghĩa của các từ mới.

III.           Nhận dạng họ từ

Như anh chị em trong một gia đình, các từ cũng có họ hàng với nhau. Những từ này có cùng một nền tảng nhưng lại có hình thái ngữ pháp khác nhau, vì vậy chúng được xem là những thành viên của một họ từ. Khi bạn học một từ mới, hãy tra từ điển để tìm thêm các từ cùng họ. Viết những từ này bên cạnh từ vừa học trong từ điển riêng của bạn. Lập bảng với các cột dành cho danh từ, động từ, tính từ và trạng từ rồi viết ra các từ cùng họ. Ví dụ:

Động từ
Danh từ
Tính từ
Trạng từ
Care
Care
Careful
Carefully
Attend
Attendance
Attentive
Attentively
Point
Pointer
Pointed
pointedly

Một số thành viên của một họ từ có đủ các hình thái ngữ pháp, nhưng một số khác không có đủ. Một số từ thậm chí còn có hai hình thái ngữ pháp cho cùng một loại từ, nhưng nghĩa thì khác nhau, chẳng hạn như hai danh từ attendance attendee.

IV.          Tự tạo từ điển cá nhân

Tạo cho mình một từ điển cá nhân để theo dõi những từ mới học. Từ điển này cũng giống như một từ điển bình thường với các trang riêng cho các từ bắt đầu bằng A, B, C cho đến hết bảng chữ cái.

Bạn có thể sao lại mẫu trang từ điển sau đây, hoặc cũng có thể dùng một tờ giấy để làm một trang cho mỗi vần trong bảng chữ cái. Bạn dán lên tờ giấy này tờ nhãn có ghi chữ cái tương ứng để tiện cho việc tra cứu. Khi nào hết chỗ thì bạn lại thêm tờ giấy khác.

Khi bạn đọc hay nghe được một từ mới, bạn nên viết lại vào từ điển cá nhân. Bạn hãy cố gắng đừng tra ngay nghĩa của những từ này, vì như vậy sẽ làm giảm tốc độ đọc. Thay vào đó, bạn nên cố gắng đoán nghĩa của từ dựa theo ngữ cảnh. Sau khi đã lập ra được giả thiết về nghĩa của từ, bạn có thể tra tìm nghĩa cụ thể.

Kế bên mỗi từ trong từ điển cá nhân, bạn hãy viết ra định nghĩa và tự đặt một câu có dùng từ đó, có thể dựa theo từ điển. Nếu có thể, bạn viết lại câu mà từ đó bạn phát hiện được từ mới hoặc một câu mà ngữ cảnh có thể giúp bạn nhớ ra nghĩa của từ.

Khi tra từ điển, bạn hãy tìm các từ cùng họ của từ. Viết những từ này vào từ điển cá nhân và đặt câu cho các từ này. Hãy chú ý đến những đuôi từ trong các hình thái ngữ pháp.

Viết ra các câu giúp bạn nhớ các từ lâu hơn, vì bạn sẽ dễ nhớ từ hơn nếu đặt chúng trong ngữ cảnh. Bạn dùng một từ càng nhiều thì càng dễ nhớ từ đó hơn.

Nếu bạn không thích lập một từ điển cá nhân, bạn có thể theo dõi các từ mới học trong khi tra tìm từ điển thông thường. Bạn có thể dùng một viết đánh dấu để tô lên từ mà bạn đang tra nghĩa. Đến cuối tuần hay cuối tháng bạn có thể lật qua từ điển để xem được mình đã bổ sung bao nhiêu từ vào vốn từ vựng.

My personal dictionary



New word
Original sentence


Definition


My sentence



Word forms in sentences










Word families in sentences









V.            Viết nhật ký đọc hàng ngày

Điều quan trọng là bạn phải đọc tiếng Anh hằng ngày. Bạn nên dành thời gian càng nhiều càng tốt cho việc đọc, cố gắng ít nhất phải đọc và viết tiếng Anh từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Nhưng không nên dùng khoảng thời gian này để đọc các bài học ở trường. Bạn hãy chọn những bài đọc làm bạn hứng thú đồng thời cũng phù hợp với trình độ của mình. Bài đọc đừng khó quá, cũng đừng dễ quá. 

Sau đây là một số ví dụ về các bài đọc ngắn thích hợp:

-       Mục thể thao trên báo
-       Một bài báo trên một tạp chí phổ thông
-       Một chương tiểu thuyết
-       Nhãn hàng hóa Anh Mỹ
-       Quảng cáo bằng tiếng Anh
-       Các trang web tiếng Anh

      Bạn nên làm đa dạng các bài đọc của mình, đừng nên chỉ đọc các tạp chí khoa học hay tiểu thuyết bí ẩn, vì bạn cần xây dựng một vốn từ rộng trên nhiều lĩnh vực. Trên mạng internet, bạn hãy xem các trang thông tin như www.cnn.com, www.msnbc.com, www.abc.com. Những trang web này có liên kết đến nhiều chủ đề đa dạng như thời tiết, kinh doanh, thể thao, chính trị, luật, công nghệ, khoa học và không gian, y tế, giải trí, du lịch, giáo dục, v.v.... nếu bạn cần từ vựng chuyên môn cho công việc hay khóa học của mình thì bạn có thể tập trung chú ý vào những trang web về nội dung đó. Nhưng bạn cần chú ý dùng quyển nhật ký đọc như một tài liệu bên cạnh các bài đọc được giao tại lớp. Hãy chọn thời điểm trong ngày mà trí óc của bạn tỉnh táo. Đừng cố học khi bạn đang mệt mỏi.

Làm theo những bước sau đây để lập một nhật ký đọc:

1.    Đọc KHÔNG ngừng trong khoảng 10 phút.

Khi đọc lần đầu, bạn ĐỪNG đọc để tra từ điển. Những người nói tiếng Anh bản ngữ thường gặp các từ mà họ không hiểu nghĩa trong khi đọc. Họ sẽ suy ra nghĩa từ ngữ cảnh của bài đọc để đoán nghĩa của từ đó. Hãy thử xem bạn có thể hình dung ra nghĩa của từ mà không cần tra từ điển không.

2.    Đọc lại bài đọc, đánh dấu những từ chưa biết hay không rõ nghĩa.

Bạn có thể dùng viết đánh dấu màu vàng, hay là gạch dưới từ đó. Nếu không được phép viết thẳng vào quyển sách thì bạn viết những từ đó vào nhật ký đọc.

3.    Chọn 5 từ khóa

Trong số các từ bạn chưa hiểu nghĩa, hãy chọn ra 5 từ để đưa vào từ điển cá nhân. Đây là những từ mà nếu bạn không hiểu nghĩa thì sẽ không hiểu được nghĩa của cả câu.

4.    Tóm tắt nội dung vừa đọc

Bạn viết tóm tắt của bài đọc thành một đoạn văn dài khoảng 3 câu vào quyển nhật ký đọc. Nếu có thể, bạn copy lại bài đọc hay cắt nó ra dán ngay dưới đoạn tóm tắt. Nếu đọc sách, bạn hãy viết lại tựa sách, các trang đã đọc, và một bài tóm tắt về câu chuyện hay lập luận giới thiệu trong sách. Bạn nên dùng năm từ khóa mới trong bài tóm tắt.

My Reading Log

Key words
Sumary









Key words
1.-----------------------
2 -----------------------
3 -----------------------
4 -----------------------
5 -----------------------
Article or photocopy of article

Đăng kí nhận tài liệu miễn phí

Bài viết hay

Trung tâm Anh ngữ BBC. Được tạo bởi Blogger.

- Copyright © Tiếng Anh không khó! -Metrominimalist- Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -