- Back to Home »
- Tôi đã học tiếng Anh như thế nào? »
- Tôi đã học tiếng Anh như thế nào sau 10 năm mất gốc?
Posted by : Unknown
4 tháng 11, 2013
Sau khi tiếp xúc với một số bạn để
tìm hiểu về những khó khăn các bạn gặp
phải trong quá trình học tiếng Anh, tôi đã gặp một số những câu nói tương tự
như thế này: “ tôi không thể học được tiếng Anh. Trong suốt những năm cấp 3,
tiếng Anh là nỗi ám ảnh của tôi. Tôi đã mất căn bản tiếng Anh từ rất lâu rồi…”
Vậy phải chăng những người mất căn bản tiếng Anh sẽ chẳng bao giờ có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh? Tôi tin chắc rằng, khi các bạn đọc bài viết về quá trình học tiếng Anh sau 10 năm mất gốc của nhân vật chính trong câu chuyện thì lối suy nghĩ tiêu cực trên sẽ bị dập tắt ngay. Hi vọng câu chuyện “Quyết tâm học Anh văn sau 10 năm mất căn bản” của một bạn dưới đây sẽ tạo động lực cho việc học tiếng Anh của các bạn.
Vậy phải chăng những người mất căn bản tiếng Anh sẽ chẳng bao giờ có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh? Tôi tin chắc rằng, khi các bạn đọc bài viết về quá trình học tiếng Anh sau 10 năm mất gốc của nhân vật chính trong câu chuyện thì lối suy nghĩ tiêu cực trên sẽ bị dập tắt ngay. Hi vọng câu chuyện “Quyết tâm học Anh văn sau 10 năm mất căn bản” của một bạn dưới đây sẽ tạo động lực cho việc học tiếng Anh của các bạn.
Tôi sống ở TP HCM từ nhỏ, đáng lẽ
tôi phải có nhiều cơ hội tiếp xúc sớm với tiếng Anh, nhưng tôi đã không có điều
kiện tham dự bất kỳ lớp tiếng Anh nào trước khi bước vào năm học Anh văn đầu
tiên, năm lớp 6.
Tôi không thể quên kỷ niệm những
ngày đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Anh, hôm đó là ngày học tiếng Anh thứ hai
của tôi, tôi đã bị gọi lên trả từ vựng. Tôi lóng ngóng và không thuộc được chữ
nào trong khi những bạn khác lần lượt viết ra những từ mà cô yêu cầu. Cô giáo
đã mắng tôi rất nhiều vì không học bài, những ánh mắt của bạn cùng lớp nhìn vào
tôi lúc đó làm tôi nhớ mãi. Khi về chỗ, bạn nam ngồi phía sau đã nói rằng: “Con
này dốt lắm, có nhiêu đó mà cũng không thuộc”. Tôi đã rất buồn và đặt một câu
hỏi lớn cho chính mình: “Tại sao phải học tiếng Anh làm gì mà rắc rối quá. Tôi
ghét nó”.
Cấp 2 là quãng thời gian tôi chật
vật với tiếng Anh ghê gớm. Tôi luôn dẫn đầu lớp về thành tích tất cả môn học
nhưng luôn bị khống chế bởi môn Anh văn. Đã có lúc tôi thật sự thấy bế tắc về
điểm yếu đó của mình, tôi muốn vượt qua khỏi nó. Đó là một lần duy nhất của
thời cấp 2, tôi xung phong đứng dậy để dịch một bài hội thoại sau khi đã chuẩn
bị sẵn ở nhà, nhưng tôi đã dịch sai ngay từ câu đầu tiên.
Tôi muốn cố gắng sửa lại nhưng cô giáo đã không cho tôi được quyền đó và kêu một bạn khác đứng dậy dịch thay. Tôi cảm thấy thất vọng và cảm nhận một sự thất bại của chính bản thân. Từ đó, tôi nhận ra tôi không biết cái gì về Anh văn cả và tôi cũng quyết định luôn tôi không cần biết thêm gì về nó.
Tôi muốn cố gắng sửa lại nhưng cô giáo đã không cho tôi được quyền đó và kêu một bạn khác đứng dậy dịch thay. Tôi cảm thấy thất vọng và cảm nhận một sự thất bại của chính bản thân. Từ đó, tôi nhận ra tôi không biết cái gì về Anh văn cả và tôi cũng quyết định luôn tôi không cần biết thêm gì về nó.
Lên cấp 3, tôi chọn cho mình khối A
để theo đuổi cũng vì lý do tôi rất dở tiếng Anh. Thế là những ngày tháng cấp 2
và cấp 3 của tôi trôi qua với những kiến thức mập mờ về Anh văn. Những con điểm
đủ mức trung bình của tôi về môn tiếng Anh đều là do sự hỗ trợ của bạn bè. Và
thật lòng tôi không muốn thừa nhận một sự thật rằng những con điểm ấy hoàn toàn
không phải là kiến thức của tôi.
Mặc dù thi khối A là khối chính,
nhưng tôi vẫn chọn thi thêm khối D dù chẳng học một chữ Anh văn. Ngày thi môn
tiếng Anh tôi “đánh lụi” từ trên xuống dưới, kết quả cuối cùng tôi đậu cả 2
trường Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội & Nhân văn. Tôi đã chọn Nhân
văn như một số mệnh của mình, chuyên ngành của tôi ở Nhân văn là tiếng Trung,
vì thế tôi lại càng ngày càng không có cơ hội để gặp “người bạn khó chịu” tiếng
Anh của mình. Và dường như tôi cũng quên luôn những ám ảnh đầu đời của mình về
môn học đáng sợ đó. Có lúc tôi đã nghĩ tôi sẽ vẫn thành công mà không cần tiếng
Anh, vì một lý do mà tôi luôn tự bào chữa cho mình: “Tôi có thể học được mọi
thứ, trừ tiếng Anh.”
Đến năm thứ ba, tôi biết được thông
tin điều kiện xét tốt nghiệp của trường là phải có bằng B tiếng Anh. Tôi thật
sự hoang mang vì không biết làm cách nào để một đứa “mù Anh văn” như tôi lại có
thể lấy được cái bằng đó để ra trường. Tôi mơ hồ nghĩ đến một viễn cảnh là chắc
hẳn phải nợ bằng vài năm vì không có nổi chứng chỉ B Anh văn. Nhìn những anh
chị khóa trên trong trường đi làm rồi nhưng vẫn tối tối tranh thủ đi đến các
trung tâm ngoại ngữ với mục đích lấy được bằng B để hoàn tất điều kiện lấy bằng
tốt nghiệp, trong tôi lại xuất hiện một nỗi sợ vô hình. Sau những ngày suy nghĩ
cuối cùng tôi quyết định đi học tiếng Anh.
Đây là một quyết định nói chính xác
là do tình thế ép buộc chứ không phải do tôi tự nguyện. Tôi muốn theo học Toeic
nhưng đầu vào trình độ của tôi quá tệ không vào nổi lớp Toeic 1 mà rớt xuống
lớp sơ cấp. Ngày khai giảng khóa học, tôi đứng suy nghĩ và đánh liều vào lớp
Toeic 1. Những ngày đầu, tôi rất khó khăn để học cùng với những bạn sinh viên
của những trường khác. Các bạn hầu như đều có trình độ trên tôi.
Tôi ngồi bàn gần cuối và những trang sách lúc nào cũng đầy những từ vựng được gạch dưới với lý do vốn từ vựng của tôi quá ít. Có những lúc thầy giảng nhưng tôi không hiểu thầy nói gì. Tôi khó khăn trong vấn đề nghe những đoạn hội thoại tiếng Anh dù rất ngắn và đơn giản. Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy sự yếu kém về mặt ngoại ngữ của mình so với sinh viên các trường đại học khác là quá lớn. Nỗi ám ảnh ngày xưa ùa về kèm theo đó là một tâm lý lo lắng khi so sánh mình với những học viên trong lớp.
Tôi ngồi bàn gần cuối và những trang sách lúc nào cũng đầy những từ vựng được gạch dưới với lý do vốn từ vựng của tôi quá ít. Có những lúc thầy giảng nhưng tôi không hiểu thầy nói gì. Tôi khó khăn trong vấn đề nghe những đoạn hội thoại tiếng Anh dù rất ngắn và đơn giản. Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy sự yếu kém về mặt ngoại ngữ của mình so với sinh viên các trường đại học khác là quá lớn. Nỗi ám ảnh ngày xưa ùa về kèm theo đó là một tâm lý lo lắng khi so sánh mình với những học viên trong lớp.
Và tôi đã làm một việc mà tôi chưa
từng nghĩ đến, lao vào học Anh văn. Những ngày đầu khi tiếp xúc với tiếng Anh ở
nhà tôi cảm thấy không một chút hứng thú. Tôi chỉ học được 5 phút là mệt mỏi và
đóng lại ngay vì không thể vào đầu nổi. Nhưng lúc đó một suy nghĩ đã đến với
tôi: “Tôi có một nỗi sợ, đó là Anh văn. Tôi cứ mãi trốn tránh nỗi sợ của mình
và cách duy nhất để tôi từ bỏ sự sợ hãi đó là phải đối mặt với nó”. Thế là mỗi
ngày tôi quyết tâm dành ra 60 phút học Anh văn.
Tôi học những từ vựng chưa biết
được gạch dưới trong sách như một bài tập bắt buộc riêng cho mình. Tôi đầu tư
mua hẳn một phần mềm học từ vựng, nó có chức năng nhập từ và kiểm tra từ đến
khi nào người học thuộc mới thôi. Có những ngày tôi ham chơi nên đến 10h đêm mới
mở máy học, lại gặp những từ vựng khó, máy trả đi trả lại mà tôi không thuộc.
Đến khi thuộc rồi thì đã hơn 12 giờ đêm. Từ điều ép buộc, nó trở thành một thói
quen.
Từ một thói quen, nó lại trở thành một sở thích lúc nào mà tôi không hay. Tôi thích học từ vựng tiếng Anh đến mức độ, đi ngoài đường trông thấy những bảng hiệu có những từ tiếng Anh mới, tôi đều đọc to và cố gắng ghi chú lại. Còn về phần nghe, mỗi ngày tôi cho mình nghe một đoạn Anh văn có độ dài khoảng 5 phút nhưng nghe lại nhiều lần. Có khi ngủ nhưng tôi vẫn để đoạn Anh văn phát đi phát lại cho đến sáng, vì tôi nghĩ lúc đó Anh văn sẽ có cơ hội đi sâu vào tiềm thức của tôi. Môn ngữ pháp, tôi rất siêng năng làm các bài tập của thầy trên lớp, vì vậy dù về nhà không luyện tập ngữ pháp nhiều nhưng ngữ pháp của tôi đã có những chuyển biến tốt.
Từ một thói quen, nó lại trở thành một sở thích lúc nào mà tôi không hay. Tôi thích học từ vựng tiếng Anh đến mức độ, đi ngoài đường trông thấy những bảng hiệu có những từ tiếng Anh mới, tôi đều đọc to và cố gắng ghi chú lại. Còn về phần nghe, mỗi ngày tôi cho mình nghe một đoạn Anh văn có độ dài khoảng 5 phút nhưng nghe lại nhiều lần. Có khi ngủ nhưng tôi vẫn để đoạn Anh văn phát đi phát lại cho đến sáng, vì tôi nghĩ lúc đó Anh văn sẽ có cơ hội đi sâu vào tiềm thức của tôi. Môn ngữ pháp, tôi rất siêng năng làm các bài tập của thầy trên lớp, vì vậy dù về nhà không luyện tập ngữ pháp nhiều nhưng ngữ pháp của tôi đã có những chuyển biến tốt.
Kết thúc khóa học sau 12 tuần đó,
tôi là người có điểm thi cao nhất của cả lớp gồm 45 học viên với số điểm Toeic
480. Ngày tôi cầm phần thưởng của thầy với vị trí đứng đầu, tôi đã muốn khóc vì
những điều tôi làm được. Theo bảng quy chiếu điểm giữa các văn bằng, tôi được
biết Toeic 480 có ngang giá trị với chứng chỉ B. Tôi muốn kiểm chứng lại một
lần nữa khả năng của mình.
Thế là một tuần ngay sau đó, tôi bước vào phòng thi chứng chỉ B do ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức. 2 tuần chờ đợi kết quả là những ngày thấp thỏm không yên của tôi. Cuối cùng kết quả cũng đã có, tôi tìm tên của mình trong danh sách dài vài trăm thí sinh, và tôi dừng lại ở tên tôi. Tôi đã đậu chứng chỉ B, tôi nhảy cẫng lên và tươi cười suốt đoạn đường về. Tôi đã lấy được bằng B chỉ trong 3 tháng bằng nỗ lực của mình.
Thế là một tuần ngay sau đó, tôi bước vào phòng thi chứng chỉ B do ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức. 2 tuần chờ đợi kết quả là những ngày thấp thỏm không yên của tôi. Cuối cùng kết quả cũng đã có, tôi tìm tên của mình trong danh sách dài vài trăm thí sinh, và tôi dừng lại ở tên tôi. Tôi đã đậu chứng chỉ B, tôi nhảy cẫng lên và tươi cười suốt đoạn đường về. Tôi đã lấy được bằng B chỉ trong 3 tháng bằng nỗ lực của mình.
Từ ngày có được bằng B, tiếng Anh
không còn là nỗi sợ nữa. Tôi bắt đầu coi nó như người bạn, tôi thích khi vớ
được một từ mới và tôi sẽ líu lo nhắc đi nhắc lại cho đến khi nào thuộc. Tôi
muốn thử thách mình một lần nữa. Sau 3 tháng tiếp theo, tôi đăng ký thi lấy
chứng chỉ C của đại học Nông lâm. Chuyện đi thi lần này, tôi giấu tất cả mọi
người, vì chắc chắn sẽ bị ngăn cản do chưa đủ sức trong thời gian đó. Nhưng tôi
đã đậu, và tôi lấy được bằng C trong 3 tháng sau khi vừa lấy được chứng chỉ B.
Đó thật sự là điều kỳ diệu của riêng tôi.
Không lâu sau đó, tôi lại lấy được
Toeic 625 điểm. Càng lúc khả năng tiếng Anh của tôi càng tốt. Sau khi tốt
nghiệp, tôi lại tiếp tục học văn bằng 2 ngành Sư phạm tiếng Anh vì niềm yêu
thích. Hiện nay, tôi luôn đứng trong top những người giỏi nhất khoa. Hơn một
năm nữa, tôi sẽ có thêm một nghề tay trái, đó là nghề giáo viên dạy tiếng Anh.
Từ một người sợ và ghét tiếng Anh, mất căn bản tiếng Anh suốt 10
năm, thay vì từ bỏ nó và tuyên bố với thế giới rằng “Tôi không học được tiếng
Anh”, tôi đã đối mặt với nó một cách dũng cảm nhất nhưng cũng đơn giản nhất, đó
là không từ bỏ mục tiêu của mình. Tôi tin các bạn cũng sẽ làm được như tôi đã
làm.